Gieo hạt nảy mầm là trò chơi gì? Đối với các bé, việc phát triển rèn luyện thích giác cũng như khả năng tập trung là vô cùng quan trọng. Và tốt nhất để rèn luyện đó là thông qua các trò chơi, trong đó có trò chơi gieo hạt nảy mầm. Cùng CF68 tìm hiểu cách tổ chức trò chơi thú vị dành cho các bé ngay nhé.
Nguồn gốc trò chơi gieo hạt nảy mầm
Gieo hạt là trò chơi dân gian có nguồn gốc từ lâu đời. Trò này được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và tồn tại cho tới tận bây giờ. Thực tế thì không ai biết chắc chắn trò chơi gieo hạt xuất hiện từ thời nào, do ai tạo ra. Mọi người chỉ được nghe cách chơi từ người này sang người khác, sau đó lại phổ biến cho nhiều người chơi nữa mà thôi.
Ngày nay, trò chơi gieo hạt được các cô giáo mầm non tổ chức cho trẻ chơi trong giờ học. Mục đích là để gắn kết các bé lại với nhau, tạo ra không khí vui vẻ trong lớp. Trò chơi này phù hợp với các bé ở lứa tuổi mầm non, không phân biệt giới tính. Các cô giáo có thể tổ chức cho cả lớp cùng chơi với nhau.
Chuẩn bị trước khi chơi trò gieo hạt nảy mầm
Trò chơi gieo hạt nảy mầm này có lối chơi đơn giản, vì thế việc chuẩn bị trước khi chơi cũng không quá cầu kì.
Không gian chơi
Trò chơi gieo hạt nảy mầm không yêu cầu trẻ nhỏ phải chạy nhảy. Tuy nhiên vì có nhiều người tham gia nên bạn hãy đảm bảo không gian chơi đủ chỗ đứng cho tất cả mọi người. Không gian cần thoáng mát, sạch sẽ phù hợp nhất đó là ở trong lớp học hoặc sân chơi.
Người tham gia
Trò chơi gieo hạt nảy mầm yêu cầu tối thiểu là 2 người tham gia và không giới hạn số lượng người chơi. Trò này phù hợp với mọi giới tính, độ tuổi và đặc biệt rất thích hợp với trẻ em mẫu giáo.
Thuộc bài thơ gieo hạt và động tác
Gieo hạt có số lượng câu chữ tương đối dài, gắn liền với hiệu lệnh. Vì thế để mọi người chơi có thể tham gia thuận tiện nhất, bạn cần phổ biến bài hiệu lệnh cho mọi người học thuộc trước khi chơi.
Cách chơi gieo hạt nảy mầm
Để chơi trò này bạn cùng trẻ nhỏ sẽ cần tiến hành như sau:
Cách chơi gieo hạt nảy mầm
Bạn chọn một người chơi đóng vai trò làm quản trò, những người chơi còn lại đứng thành một vòng tròn. Người đóng quản trò sẽ đọc bài thơ hiệu lệnh từ đầu là “ Gieo hạt, Mùi hương” đến “ Hai hoa, Nhiều lá”. Tới các từ dưới đây, tất cả những người chơi còn lại sẽ thực hiện động tác như sau:
- Gieo hạt: Trẻ từ từ ngồi xuống, 2 tay vẫy sát mặt đất làm động tác gieo hạt.
- Nảy mầm: Trẻ từ từ đứng thẳng lên.
- Một cây: Trẻ giơ cao tay trái lên.
- Hai cây: Các bé giơ cao tay phải lên.
- Một nụ: Trẻ hạ tay trái và úp bàn tay trái xuống.
- Hai nụ: Trẻ hạ tiếp tay phải và úp bàn tay phải xuống.
- Một hoa: Cho trẻ ngửa bàn tay trái ra và xòe rộng các ngón tay.
- Hai hoa: Cho trẻ ngửa bàn tay phải ra và xòe rộng các ngón tay.
- Mùi hương thơm ngát: Cho trẻ đưa 2 tay úp nhẹ vào mũi và hít thật sâu làm động tác ngửi hoa.
- Một quả: Hướng dẫn trẻ để tay ngang ngực, ngửa bàn tay trái ra.
- Hai quả: Hướng dẫn trẻ để tay ngang ngực, ngửa bàn tay phải ra.
- Gió thổi: Trẻ giang thẳng 2 tay lên cao thành hình chữ V, nghiêng người sang trái.
- Cây rung: Nghiêng người sang phải.
- Lá rụng: Cho trẻ ngồi thụp xuống.
- Nhiều lá: Cho trẻ lắc cổ tay rồi cùng la to : A..A..A..
Nếu chơi với trẻ nhỏ, quản trò thường là các cô giáo. Khi cô hô lên thì đồng thời thực hiện các động tác vừa làm vừa để trẻ nhìn và học theo. Khi trẻ đã quen thì không cần tập cùng cô nữa. Nếu như người chơi thực hiện sai động tác thì sẽ bị phạt.
Bài thơ gieo hạt nảy mầm
“Gieo hạt Mùi hương
Nảy mầm Thơm ngát
Một cây Một quả
Hai cây Hai quả
Một nụ Gió thổi
Hai nụ Cây rụng
Một hoa Lá rụng
Hai hoa Nhiều lá… “
Trên đây là toàn bộ thông tin về trò chơi gieo hạt nảy mầm mà CF68 gửi tới bạn đọc. Đây là trò chơi tập thể rèn luyện khả năng tập trung, nghe và làm theo hiệu lệnh của trẻ. Do đó, rất thích hợp để trẻ nâng cao thêm phải xạ và tư duy. Do đó bạn có thể mau chóng thực hiện trò này để vừa giúp trẻ giải trí vui nhộn, lại có thể kích thích sự phát triển. CF68 xin chúc cho bạn có thể tổ chức trò chơi thành công và mang tới những trải nghiệm thích thú dành cho trẻ nhé.