Cách làm truyện tranh đơn giản, dễ nhất. Để làm ra một bộ truyện tranh đòi hỏi rất nhiều công sức, khả năng nghệ thuật của người viết. Tuy nhiên đừng vì những khó khăn này mà bạn nản và không dám thử nhé. Bất kể ai cũng sẽ trải qua quá trình bắt đầu không thuận lợi, hãy cố gắng sửa từ những thiếu sót của mình. Cf68 tin rằng, chỉ cần có sự yêu mến truyện tranh thì bạn sẽ có thể làm được bộ truyện riêng cho mình. Cùng cf68 tìm hiểu những mẹo nhỏ để vẽ nên tác phẩm hoàn chỉnh nhé.
1. Xác định những điều cơ bản về truyện tranh
Truyện tranh có vô số thể loại, mỗi loại sẽ mang những cảm xác khác nhau. Để tạo nên bộ truyện bạn phải xác định sẽ theo thể loại nào, từ đó mới bắt đầu triển khai nội dung.
1.1 Bối cảnh
Đầu tiên bạn nên tạo bối cảnh, mỗi câu truyện sẽ có bối cảnh riêng. Cho dù là một giấy trắng nó cũng là bối cảnh. Bối cảnh là phông nền cho hành động của nhân vật.
1.2 Nhân vật
Tất nhiên đây là điều không thể thiếu để tạo nên bộ truyện. Nhân vật tạo nên hội thoại đẻ kết nối với đọc giả. Bạn nên phát triển nhân vật theo dòng thời gian.
1.3 Xung đột
Để có diễn biến câu truyện thì phải có các xung đột. Có xung đột nhân vật với hành động. Bạn không thể để câu truyện của bạn tiếp diễn mà không có điểm nhấn được.
1.4 Chủ đề
Xác định chủ đề để biết đọc giả bạn hướng tới là ai. Từ đó mới có cái nội dung để khai triển. Ví dụ bạn khai triển theo chủ đề câu truyện hài từ đó có bài học ý nghĩ nào, với chủ đề câu truyện tình yêu sẽ có bài học khác.
1.5 Giọng điệu
Đây chính là dòng cảm xúc của câu truyện. Bạn đang viết truyện hài nhưng giọng điệu của bạn lại không chút hài hước nào, điều này là không thể được. Giọng điệu sẽ được thể hiện qua lời nói nhân vật, hình ảnh.
2. Cách làm truyện tranh cho bạn
Để bắt tay vào tạo nên bộ truyện, bạn hãy làm theo các bước sau đây.
2.1 Xây dựng kịch bản thú vị
Điều đầu tiên bạn phải làm đó không phải vẽ mà là viết. Quả thật là như vậy, chúng ta không thể có bộ truyện với ý tưởng vô vị. Việc tạo nên kịch bản bằng chữ sẽ rút ngắn thời gian của bạn khi chỉnh sửa. Hãy tìm cho mình cốt truyện đặc biệt và khai triển nó ra thành kịch bản viết, bạn sẽ thấy tạo ra bộ truyện tranh cũng không quá khó khăn.
2.2 Tạo hình nhân vật đặc biệt
Sau khi đã có trong tay kịch bản tốt nhất thì chúng ta hãy đến bước vẽ nhân vật. Bước này rất thú vị tuy nhiên cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ rất cao. Bạn sẽ tạo ra nhân vật theo trí tưởng tượng và cốt truyện của bạn. Trong quá trình vẽ bạn nên chú ý tỉ lệ nhân vật của mình sao cho cân xứng nhé.
2.3 Bản phác thảo đơn giản cho bộ truyện
Tạo kịch bản và nhân vật xong ta sẽ đưa chúng vào bản phác thảo nhé. Hãy biến kịch bản từ chữ hành hình ảnh ở dạng đơn giản nhé. Ở giai đoạn này bạn không cần chú ý quá tới chi tiết nhỏ, bạn cần tạo khung rồi khai triển chi tiết dần sau. Chia truyện thành từng trang và khung giúp bạn quan sát được toàn bộ bố cục câu truyện một cách toàn diện nhất.
2.4 Bản phác thảo chi tiết
Sau khi có được bản khác thảo nhỏ ta hãy đưa chúng ra khổ lớn. Lúc này bạn hãy tạo chi tiết hình ảnh. Từ nhân vật tạo ra ở bước 2 hãy đưa chúng vào khung tranh một cách đẹp nhất nhé.
2.5 Bản lọc nét
Đây là bước mấu chốt của tác phẩm truyện tranh, bước này vô cùng quan trọng. Nếu trước đó những chi tiết của bạn làm sử dụng bút chì thì ở bước này sẽ khác. Bản lọc nét ta sẽ sử dụng bút mực chuyên dụng, bởi vì tính chất không thể tẩy nên bạn hãy hết sức thận trọng.
2.6 Hậu kì và sắc độ
Truyện tranh để có thể gây ấn tượng vì đẹp thì không thể thiếu bước này nhé. Những đường vẽ bay bổng, hay họa tiết màu sắc hoặc trắng đen sẽ làm cho tác phẩm vô cùng bắt mắt. Chính vì những điều này nên bạn hãy đầu tư thời gian để chăm chút bức tranh của mình nhé.
2.7 Scan và viết thoại
Sau khi hoàn thành hết các bước trên thì ta tiến hành giai đoạn cuối cùng nhé. Hiện nay chúng ta đã dễ dàng scan vào truyện tranh, tuy nhiên nếu bạn có khả năng viết tay đẹp thì hãy tận dụng nó. Chữ viết tay vào tác phẩm đôi khi cũng gây ấn tượng khá đặc biệt đó.
Trên đây là hướng dẫn của cf68 cho bạn về các bước để tạo nên bộ truyện tranh cho riêng mình. Hi vọng bài viết này sẽ giúp những ai đam mê sáng tác có thể dễ dàng hơn trong việc xây dựng tác phẩm.