Dán màn hình bị bọt khí, nổi bong bóng xử lý như thế nào? Miếng dán màn hình hoặc kính cường lực là loại phụ kiện gần như không thể thiếu đối với những ai sử dụng điện thoại smartphone. Tuy nhiên khi chúng ta tự dán màn hình hoặc kính cường lực thì rất hay bị nổi bọt khí, nổi bong bóng dưới lớp màn hình, cường lực. Điều này sẽ mất đi tính thẩm mỹ của chiếc điện thoại. Vậy làm sao để khắc phục? Cùng CF68 tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé.
Cách khắc phục tình trạng dán màn hình bị bọt khí
Tùy vào trường hợp bọt khí, bong bóng khí xuất hiện tại vị trí nào mà sẽ có những cách khắc phục dán màn hình bị bọt khí khác nhau như sau:
Trường hợp dán màn hình bị bọt khí xuất hiện ở giữa màn hình
Với tình trạng dán màn hình bị bọt khí mà bong bóng khí ở giữa màn hình, bạn có thể xử lý tình trạng bằng cách dán lại miếng dán theo quy trình chuẩn xác sau:
Bước 1: Tách miếng dán màn hình ra khỏi điện thoại
Bạn hãy sử dụng các công cụ sắc bén như dao rạch giấy hay lưỡi lam, lưỡi dao cạo, … sau đó nhẹ nhàng tách miếng bảo vệ màn hình ra khỏi điện thoại. Bạn cần cẩn thận để không làm xước thiết bị điện thoại.
Bước 2: Vệ sinh, lau chùi màn hình thiết bị
Đầu tiên bạn cần tắt màn hình điện thoại để có thể nhìn thấy rõ bụi bẩn, dấu vân tay, xơ vải, … Sau đó dùng khăn mềm để vệ sinh màn hình điện thoại, bạn có thể dùng khăn ẩm và lau rồi dùng khăn mềm lau lại một lần nữa. Nếu có thể bạn hãy dùng khăn lau được thiết kế dành riêng cho việc lau màn hình để đạt hiệu quả hơn.
Tiếp theo bạn dùng băng dính để lấy sạch xơ vải, bụi bẩn còn bám lại sau quá trình lau màn hình bằng khăn. Bước này có tác dụng hạn chế được tối đa trường hợp dán màn hình bị bọt khí.
Bước 3: Dán màn hình
Bạn bóc lớp bảo vệ của miếng dán màn hình (nếu có). Bạn lưu ý không để lại dấu vân tay trên lớp keo của miếng dán màn hình. Căn chỉnh góc một cách chính xác và từ từ đặt một cạnh của keo lên bề mặt điện thoại, nhẹ nhàng trượt keo cho tới khi keo dính vào màn hình.
Bước 4: Loại bỏ bọt khí
Bạn sử dụng thẻ cứng như thẻ ngân hàng, căn cước, dùng tay hoặc khăn mềm, … để làm phẳng màn hình và đẩy hết bọt khí và bong bóng khí ra ngoài.
Trường hợp dán màn hình bị bọt khí xuất hiện ở viền miếng dán
Đối với tình trạng dán màn hình bị bọt khí bong bóng xuất hiện ở hai viền miếng dán, bạn có thể dùng dầu ăn để khắc phục một cách dễ dàng qua những bước sau:
Bước 1: Sử dụng dầu ăn bôi vào phần có bọt khí
Bạn dùng tăm bông rồi thấm một lượng dầu vừa đủ, lau nhẹ mép miếng dán có vết phồng rộp. Dầu ăn thấm vào dưới nhãn để đẩy bọt khí ra ngoài. Bạn có thể mở nhẹ miếng dán để lớp dầu bên dưới thẩm thấu vào tốt hơn.
Bước 2: Vệ sinh miếng dán
Hãy đảm bảo miếng dán đã dán chắc vào màn hình, có thể dùng miếng dán cứng để dán lại. Bạn sử dụng một miếng vải mềm và khô để loại bỏ dầu ăn thừa trên decal.
Lưu ý: Nếu áp dụng hai cách trên nhưng miếng dán màn hình vẫn bị bong bóng
Nếu như bạn đã áp dụng cả hai cách xử lý dán màn hình bị bọt khí trên nhưng miếng dán màn hình vẫn bị tình trạng bong bóng, bọt khí thì có thể do bạn sử dụng miếng dán giá rẻ và không chính hãng. Mặc dù chi phí khi mua chúng rẻ hơn, nhưng lại đem tới tiềm ẩn nguy cơ như: chất lượng màn hình kém, thường xuyên bị mất màu, có điểm chết trên màn, hay không được bảo hành hoặc hết thời gian bảo hành ngắn thì xảy ra lỗi…
Vì vậy để tránh tình trạng “tiền mất tật mang” thì bạn tốt nhất nên mua hàng chính hãng hoặc có thể mang ra cửa hàng điện thoại, phụ kiện điện thoại để được nhân viên xử lý. Bạn nên quan tâm tới chất lượng dịch vụ hơn là việc tiết kiệm một khoản tiền nhỏ để không may ảnh hưởng nặng tới thiết bị của bạn.
Tìm hiểu thêm: Nên sử dụng miếng dán màn hình hay kính cường lực cho điện thoại?
Hiện nay có nhiều người nhầm lẫn giữa miếng dán màn hình và kính cường lực. Hai loại này sẽ có điểm khác nhau như sau:
Miếng dán màn hình
Miếng dán màn hình điện thoại là một tấm phim nhựa trong suốt, có khả năng chống xước không quá cao và độ dày không quá lớn. Mục đích là để bảo vệ mặt kính điện thoại ở mức vừa phải. Điểm mạnh là miếng dán khá mỏng nên khi dùng vẫn giữ được độ nhạy của điện thoại.
Tuy nhiên miếng dán có khả năng bảo vệ không cao, khả năng chống xước không tốt lắm. Vì vậy chúng chỉ thích hợp cho những ai muốn bảo vệ màn hình nhưng vẫn giữ được độ thẩm mỹ cho điện thoại.
Kính cường lực
Kính cường lực điện thoại có độ cứng khá cao, có thể bảo vệ điện thoại khỏi trầy xước, rơi rớt, va đập ở mức độ cao hơn mà không hề gây hư hại gì. Các nhãn dán bình thường sẽ không thể làm được điều này.
Nói chung, miếng dán màn hình và kính cường lực sẽ có sự khác biệt về hình dạng và công dụng. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lựa chọn cho phù hợp với thiết bị di động của mình.
Trên đây là những cách khắc phục trường hợp dán màn hình bị bọt khí mà CF68 chia sẻ. Hi vọng đã giúp bạn đọc xử lý được khi điện thoại không may bị bọt khí, nổi bong bóng khí để tránh tình trạng điện thoại bị hư hỏng sâu hơn. Nếu muốn cập nhật thêm những thông tin hữu ích nhất, bạn đừng quên truy cập website https://cf68vn.asia/ mỗi ngày nhé.